Đôi khi chúng ta có thể gặp khó khăn khi cố gắng sáng tạo hơn và đưa ra những ý tưởng hay ho. Dưới đây là 8 điều đơn giản bạn có thể tự rèn luyện mỗi ngày giúp tăng cường tư duy sáng tạo:
Bạn có thể nghĩ rằng điều này thật điên rồ song nó là sự thật. Đa phần chúng ta nghĩ rằng mình làm việc tốt nhất và sáng tạo nhất trong những khoảng thời gian đêm muộn. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Bạn thực sự sáng tạo hơn trong những thời điểm không phải tỉnh táo nhất.
Ví dụ: Nếu bạn là một “cú đêm” chính hiệu, bạn có nhiều khả năng nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo hơn vào buổi sáng, khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
Bạn có thể nghĩ rằng không gian làm việc tĩnh lặng sẽ giúp bản thân đạt được trạng thái sáng tạo nhất nhưng sự thật lại không phải vậy. Tất nhiên, nơi làm việc với những âm thanh quá lớn cũng không phải lựa chọn tốt, lời khuyên được đưa ra ở đây là hãy chọn nơi có những âm thanh như khi bạn tới các quán cà phê. Những loại âm thanh này sẽ giúp bạn khơi dậy ý tưởng mới và tư duy đột phá.
Một số người làm việc hiệu quả nhất trong phòng có ánh sáng tự nhiên và số khác thích làm việc ở những khu vực tối hơn. Theo kết quả nhiều cuộc nghiên cứu, làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu thực sự có thể giúp bạn cải thiện khả năng sáng tạo.
Khi đứng giữa nhiều ý tưởng, bạn thường lăn tăn không biết nên phát triển theo hướng nào. Lời khuyên dành cho bạn lúc này là hãy tiếp cận vấn đề theo một hướng khác. Phân tích nhiều ý tưởng, rút ra các yếu tố chủ chốt sau đó hợp nhất chúng thành một ý tưởng. Kết hợp các ý tưởng là một kỹ năng tuyệt vời mà ai cũng nên có.
Bạn nghĩ rằng mình sẽ sáng tạo nhất khi cảm thấy tự do? Một lần nữa, suy nghĩ này lại không đúng. Khi bạn có những áp lực nhất định, bạn thực sự có thể tăng khả năng tư duy sáng tạo. Bạn sẽ không để bản thân mông lung giữa quá nhiều sự lựa chọn, thay vào đó là sàng lọc và tập trung vào việc cần làm.
Lời khuyên được đưa ra ở đây là hãy đặt cho mình thời hạn hoặc giới hạn về chủ đề, chất liệu cho ý tưởng sáng tạo. Bạn sẽ thấy trí tưởng tượng của mình hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.
Nếu bạn mặc định ý tưởng đầu tiên là tốt nhất và là thứ mình sẽ phát triển luôn, bạn đang tự hạn chế chính mình. Thay vào đó, hãy là người phản biện lại chính mình. Điều này giúp bạn có cái nhìn nhiều chiều hơn về các ý tưởng của bản thân trước khi bước vào phần hành động.
Khi luôn mặc định mình với những thói quen nhất định, bạn đang tự giới hạn sức sáng tạo của bản thân. Luôn đến cùng một quán cà phê quen thuộc để làm việc, đi trên cùng một tuyến đường về nhà mỗi ngày… Những trải nghiệm giống nhau mỗi ngày khó có thể thúc đẩy bạn sáng tạo.
Khi bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn, quên đi những gì mình đã biết và cảm thấy thoải mái, bạn sẽ bắt đầu nảy ra những ý tưởng đột phá.
Chúng ta, ai cũng có trong mình sức sáng tạo. Khi bạn tin rằng mình không phải là người sáng tạo, bạn thực sự đang hạn chế tư duy sáng tạo của bản thân, cản trở các dòng ý tưởng.
Hãy luôn nhớ rằng mình là một người sáng tạo. Nhớ lại những ý tưởng sáng tạo bạn từng nảy ra khiến ai đó phải trầm trồ. Điều này chính là một lời nhắc nhở tích cực, giúp bạn tin tưởng rằng mình thực sự là một người sáng tạo. Đừng chìm đắm trong những ký ức khó khăn khi bạn phải vật lộn với việc tìm ý tưởng.
Bạn đã bao giờ nảy sinh ý tưởng khi đang tắm, nằm trên giường hoặc đi trên đường chưa? Những ý tưởng tuyệt vời có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn có thể ghi lại chúng trước khi quên.
Một cuốn sổ nhỏ sẽ giúp bạn nhanh chóng ghi lại các ý tưởng. Bạn có thể viết ra những từ ngữ tạo cảm hứng cho mình, những điều bạn quan sát thấy hay bài học rút ra được. Luôn mang theo cuốn sổ đó bên mình, sử dụng nó như một công cụ giúp bạn động não và nắm bắt ngay mỗi khi ý tưởng đầy cảm hứng xuất hiện.