Ngày 30/11/2023, trong bối cảnh kiểm định chất lượng lưu trữ tế bào gốc (TBG) hằng năm, Bộ Y Tế Singapore công bố kết quả xác nhận cho các ngân hàng máu cuống rốn trong nước. Mặc dù phát hiện sai phạm về nhiệt độ lưu trữ tại một đơn vị, nhưng ba đơn vị khác - Cryoviva Singapore, Stemcord Private Limited và Ngân hàng Máu cuống rốn Singapore - không gặp vấn đề này.
Nguyên văn từ Bộ Y Tế Singapore như sau: “Các cuộc điều tra của chúng tôi không tìm thấy sự chênh lệch nhiệt độ nào đáng lo ngại tại ba dịch vụ ngân hàng máu cuống rốn được cấp phép khác, đó là Cryoviva (Singapore) Laboratory Services, Stemcord Private Limited và Ngân hàng Máu cuống rốn Singapore. (tạm dịch)
Theo báo cáo của Chính phủ Singapore, xem thêm tại đây
Tuy nhiên, điều này đã dấy lên làn sóng hoang mang cho các gia đình đã sử dụng dịch vụ tại các đơn vị lưu trữ tế bào gốc trong nước cũng như quốc tế.
Các ngân hàng đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về lưu trữ tế bào gốc tại Singapore
Tại Singapore, mục đích của các cuộc kiểm định chất lượng lưu trữ tế bào gốc nhằm để đáp ứng tiêu chuẩn của một trong các nước phát triển y tế hàng đầu tại châu Á và TG, nên có rất nhiều quy định kiểm tra hàng năm theo tiêu chuẩn bảo vệ nhiều lớp. Vì thế, một ngân hàng được Bộ Y tế Singapore chấp thuận thông qua các tiêu chuẩn sau:
1. Đáp ứng tiêu chuẩn giám sát ba tầng
2. Đáp ứng quy trình kiểm soát chất lượng
Ứng dụng điều trị của tế bào gốc máu cuống rốn tại Việt Nam
Qua sự việc trên cho thấy, việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại Việt Nam đang rất được quan tâm. Mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh ứng dụng của tế bào gốc máu cuống rốn, thế nhưng nhiều gia đình vẫn luôn cân nhắc dịch vụ này như một phương pháp chăm sóc sức khỏe cần có khi chuẩn bị đón thêm thành viên mới.
Qua tìm hiểu thông tin trên Hội Y học Tái tạo của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm (Viện trưởng Viện Tế bào gốc), TBG từ máu cuống rốn hiện nay đang được nghiên cứu điều trị cho rất nhiều bệnh lý về máu (Thalassemia), rối loạn miễn dịch, tự kỷ cho bé và Việt Nam cũng đang là một trong các nước có khá nhiều đề tài nghiên cứu về tế bào gốc (theo fanpage Hội Y học Tái tạo).
Số lượng ca ghép TBG máu cuống rốn trên thế giới và Việt Nam
(Nguồn: Niederwieser, D. và cộng sự, (2016). Bone Marrow Transplantation, 51, 778–785 & Pham, P. V.và cộng sự (2018). Progress in Stem Cell, 5)
Số lượng các ca cấy ghép TBG máu cuống rốn ở bệnh viện tại Việt Nam
(Nguồn: Hội Y học tái tạo và trị liệu tế bào Việt Nam)
Bên cạnh đó, tế bào gốc trung mô cuống rốn cũng đang được các bệnh viện đầu ngành tại VN nghiên cứu để ứng dụng vào điều trị lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế (BV Hùng Vương, BV ĐH Y Dược, BV Thống Nhất, BV E). Trong đó, đề tài Thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp bơm tế bào gốc trung mô có nguồn gốc cuống rốn vào buồng tử cung ở bệnh nhân chuyển phôi trữ có nội mạc tử cung mỏng tại Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương đã được Hội đồng đạo đức chấp thuận vào ngày 07/09/2023.
Ngoài ra, theo một báo cáo và nghiên cứu với 18 bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu từ năm 2002 - 2020 cho thấy, với thời gian theo dõi 2 năm, tỷ lệ bệnh nhân sống là 88% và tỉ lệ sống không có triệu chứng là 73%. Xét nghiệm phân tích hệ gen rất hữu ích để xác định các nguyên nhân thiếu máu hiếm gặp và ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị có thể làm thay đổi cuộc sống của nhiều bệnh nhân.
Đặc biệt, tại Thái Lan, một gia đình nhờ vào việc sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn của người em trai đã chữa trị bệnh tan máu bẩm sinh cho anh trai mình. Và câu chuyện này đã được viết thành bài hát “Cổ tích đời thật” do Shontelle và các ca sĩ Việt Nam trình bày, để cổ vũ và tạo niềm tin cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
Kết luận
Bộ Y tế Singapore hàng năm đều có công tác kiểm định chất lượng tại các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc của nước sở tại. Điều đó cho thấy, Singapore có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ vấn đề đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực lưu trữ tế bào, duy trì tiêu chuẩn cao nhất trong mọi khía cạnh của dịch vụ, đặc biệt là khi liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của khách hàng.
Và sau cùng, lưu trữ tế bào gốc vẫn được xem như một hình thức bảo hiểm sinh học dự phòng trong tương lai.
Nguồn: https://www.moh.gov.sg/