Trẻ có những hành vi này, coi chừng chậm phát triển ngôn ngữ

  • 05/11/2024

Những biểu hiện hành vi nào ở trẻ có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển ngôn ngữ?

1. Không thích giao tiếp

Khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh, trẻ sẽ rất thích giao tiếp và nhiệt tình. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện không thích giao tiếp, không thích nói thì các bậc cha mẹ nên chú ý, vì đây có thể là dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ.

cham-phat-trien-ngon-ngu-102143517.jpeg

2. Vốn từ vựng ít

Khi con cái giao tiếp với cha mẹ, chúng có rất ít vốn từ vựng. Ở giai đoạn có thể nói được cả câu, trẻ vẫn đang ở giai đoạn diễn đạt bằng những từ vựng đơn giản thì đây cũng có thể là một vấn đề đối với sự phát triển ngôn ngữ.

3. Không thể diễn đạt tốt sau ba tuổi

Khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh và chập chững biết đi, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng nhất, đến khi trẻ 3 tuổi về cơ bản có thể giao tiếp đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Nếu một đứa trẻ đã ba tuổi mà vẫn không thể thể hiện tốt mong muốn, nhu cầu của bản thân thì rất có thể sự phát triển ngôn ngữ bị chậm lại.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển ngôn ngữ?

Khai sáng ngôn ngữ cho con

cham-phat-trien-ngon-ngu3-102150814.jpeg

Khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh, nếu cha mẹ làm tốt công việc khai sáng ngôn ngữ của trẻ thì khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển rất nhanh. Khai sáng ngôn ngữ tốt không chỉ có thể kích thích sự nhiệt tình của trẻ trong việc diễn đạt ngôn ngữ mà còn giúp trẻ tích lũy vốn từ vựng và học các phương pháp diễn đạt.

Coi trọng giao tiếp giữa cha mẹ và con cái

Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tạo ra một môi trường phong phú để trẻ bắt chước ngôn ngữ. Trong giao tiếp cha mẹ và con cái, khả năng tư duy của trẻ đã được huy động rất nhiều, lúc này trẻ càng hăng hái hơn trong việc học ngôn ngữ. Gia đình chú trọng giao tiếp giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ.

Khuyến khích trẻ thể hiện nhiều hơn

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên khuyến khích trẻ thể hiện ngôn ngữ nhiều hơn, tạo cho trẻ nhiều môi trường kích thích hơn, để trẻ thích thú với niềm vui diễn đạt. Bằng cách tìm cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân, cha mẹ sẽ thấy kỹ năng ngôn ngữ của con mình được cải thiện nhanh chóng hơn.

cham-phat-trien-ngon-ngu2-102200299.jpeg

 

Các nhà tâm lý học trẻ em tin rằng trước ba tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến việc trau dồi khả năng ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này.

Nana/Theo Sohu



(Theo: http://emdep.vn/nuoi-con/tre-co-nhung-hanh-vi-nay-coi-chung-cham-phat-trien-ngon-ngu-2022062909503317.htm)